Tìm đến bài viết này, chắc hẳn bạn đã có ít nhiều ý tưởng, chủ đề và thể loại tiểu thuyết mà mình muốn viết. Câu chuyện có thể đã rõ ràng trong đầu, thậm chí bạn đã bắt đầu thử viết xuống giấy hay gõ trên máy tính. Nhưng…“Không thể nào viết nổi”. Bạn đã chạm đến cái ngưỡng ấy chưa?
Một trong những nguyên nhân lớn nhất có lẽ là: “Không biết mở đầu thế nào?” Đúng không? Bắt đầu bằng cảnh nào? Cho nhân vật nào xuất hiện? Lời thoại thì sao? Tả cảnh thế nào cho hợp lý? Và đặc biệt là làm sao để câu chuyện thật lôi cuốn ngay từ những dòng đầu tiên?
Dù ý tưởng có hay đến đâu, việc biến chúng thành một câu chuyện hấp dẫn lại là cả một thử thách. Nó không chỉ đòi hỏi khả năng ngôn ngữ mà còn bao gồm kỹ năng xây dựng nhân vật, cấu trúc, trình bày và nhiều yếu tố khác nữa.
Cảm giác như mọi thứ cứ quay mòng mòng trong đầu, toàn thể thì rõ mà cụ thể thì mơ hồ. Đừng lo, chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết từng vấn đề một!
Đầu tiên Mít ướt xin giới thiệu về những cách mở đầu tiểu thuyết nhé.
Giống như tên gọi đó là một mở đầu đầy kịch tính, lao thẳng vào drama hoặc action. Khiến độc giả đặt câu hỏi “Hả? Gì mà căng vậy trời?” không ngừng ngóng chờ đến phần tiếp theo.
Nó là kiểu mở đầu với cao trào, căng thẳng, hoặc cú twist từ đầu như một câu “Hook” mở đầu video vậy.
Ví dụ:
“Mày vừa giết người đấy.” 👉 Đọc phát muốn rớt điện thoại luôn.
“Vừa mở mắt ra, thì đã đang ở một thế giới khác” 👉 Thế giới nào vậy? Làm sao mà mày đến đó được?
“Vừa về đến nhà thì thấy phòng khách ngập trong biển máu” 👉 Chuyện gì xảy ra vậy?
“Chị ơi, anh yêu em”👉Đối tượng (tỏ tình) là ai, ở đâu?
Thế nào? bạn đã thấy câu chuyện bắt đầu chuyển động chưa? Thử viết ngược lại xem sao.
“Vừa mở mắt ra, tôi thấy mình đang ở phòng của mình”
“Vừa về đến nhà, tôi thấy bố mẹ đang thư giãn ở phòng khách”
Đọc xong kiểu “à thế à” khỏi muốn đọc tiếp nữa luôn.
Mấu chốt của kiểu mở đầu này đó là phải tạo cảm giác sợ hãi, nvc hoảng loạn, tạo cảm giác khó chịu, giật gân hết hồn. Khơi dậy sự tò mò, hiếu kỳ của độc giả “rốt cuộc nhân vật chính là người như thế nào?, tại sao lại thành ra như vậy? ”. Cứ như vậy mà mình triển khai phát triển câu chuyện.
Ưu điểm:
- Gây sốc ngay từ đầu.
- Thu hút độc giả ngay lập tức.
- Phù hợp với những câu chuyện có nhịp độ nhanh hoặc nhiều drama.
Nhược điểm:
- Có thể làm người đọc bị… overwhelmed.
- Nếu không giữ được nhịp thì đoạn sau dễ đuối. Cần phải chuẩn bị plot kỹ càng.
Ví dụ:
Tác phẩm: “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành)
- Mở đầu: Truyện mở ra với cảnh cả cánh rừng xà nu bị tàn phá bởi bom đạn, ngay lập tức đưa người đọc vào không khí chiến tranh ác liệt, đầy căng thẳng và kịch tính.
- Giải thích: Cách mở đầu này thu hút người đọc ngay lập tức bằng hình ảnh sống động và mạnh mẽ, đồng thời tạo tiền đề cho câu chuyện về sự đấu tranh của người dân làng Xô Man.
Tác phẩm: “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng)
- Mở đầu: Câu chuyện bắt đầu bằng cảnh nhân vật ông Sáu gặp lại con gái sau nhiều năm xa cách vì chiến tranh, nhưng cô bé không nhận ra cha mình. Đây là một tình huống đầy cảm xúc và căng thẳng.
- Giải thích: Mở đầu này sử dụng yếu tố bất ngờ và cảm xúc mạnh mẽ để cuốn hút người đọc ngay từ những dòng đầu.
Tiểu thuyết: “The Hunger Games” của Suzanne Collins: Mở đầu bằng một cuộc đấu sinh tử căng thẳng trong “Đấu trường”, nhanh chóng đưa độc giả vào một thế giới đầy bạo lực và tàn nhẫn.
Anime: “Attack on Titan” (Shingeki no Kyojin): Câu chuyện bắt đầu với một cuộc tấn công bất ngờ của những sinh vật khổng lồ và giấc mơ về tương lai, gây sốc và tạo ra sự tò mò mạnh mẽ.
Trái ngược với mở đầu nóng, mở đầu lạnh là kiểu từ tốn, nhẹ nhàng, thả vibe chill chill để người đọc từ từ ngấm. Nó sẽ tạo bối cảnh, giới thiệu nhân vật hoặc set up mood cho câu chuyện.
Tuy so với “Mở đầu nóng” có phần không thú vị bằng, tuy nhiên nó lại là cách từ từ dẫn dụ người đọc vào câu chuyện. Mở đầu nóng dù có hấp dẫn nhưng nó cũng có nhược điểm. Ví dụ như mở màn quá đường đột, khiến cho phần sau phải tập trung vào những cảnh lý giải cho mở màn đó, ưu tiên quá nhiều cho độ thú vị của phân cảnh khiến cho câu chuyện bị bẻ cong, thiếu thống nhất. Hơn nữa, nếu như là một câu chuyện thong thả, thì một mở đầu kịch tích là không phù hợp. Thay vào đó bối cảnh nhẹ nhàng vẽ từng bước chân sẽ phù hợp hơn.
Ví dụ:
“Ánh nắng đầu hè trải dài trên cánh đồng, và tôi chỉ muốn thời gian đứng yên mãi.” 👉 Đọc xong nghe như bản nhạc indie vang lên trong đầu.
“Tôi từ từ cho miếng bơ vào chảo, mùi hương lan tỏa khắp căn phòng” 👉 Khứu giác và thị giác đã được kích thích rồi.
Ưu điểm:
- Thích hợp để xây dựng không gian và nhân vật.
- Dễ tạo sự kết nối cảm xúc sâu sắc hơn.
Nhược điểm:
- Cần thời gian để cuốn người đọc.
- Dễ bị bỏ qua nếu không có điểm nhấn sớm.
Cần lưu ý là “Mở đầu chậm” có thể nhẹ nhàng nhưng không được nhàm chán, lê thê dài dòng. Ngược lại cần sử dụng kỹ thuật khéo léo để khơi dậy hứng thú của độc giả như gài gắm một số chi tiết bí ẩn hoặc khác lạ vào sớm để người đọc thấy tò mò thú vị.
Một số ví dụ điển hình:
Tác phẩm: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)
- Mở đầu: Nguyễn Du bắt đầu bằng lời giới thiệu về cuộc đời Kiều qua những câu thơ tổng quát, từ từ dẫn dắt người đọc vào bối cảnh và nhân vật chính:
“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau…” - Giải thích: Mở đầu này không sử dụng hành động hay xung đột kịch tính, mà từ từ thiết lập không khí và chủ đề về số phận con người.
Tác phẩm: “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng)
- Mở đầu: Tác phẩm khởi đầu bằng những kỷ niệm thời thơ ấu của tác giả, thông qua những câu văn tràn đầy cảm xúc về gia đình và tuổi thơ.
- Giải thích: Đây là một cách mở đầu chậm, tập trung vào việc xây dựng bối cảnh và nhân vật một cách chi tiết, đưa người đọc vào dòng cảm xúc nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
Tiểu thuyết: “The Catcher in the Rye” của J.D. Salinger: Câu chuyện mở đầu bằng một đoạn giới thiệu dài dòng về nhân vật chính Holden Caulfield, không có sự kiện nổi bật ngay từ đầu, nhưng dần dần sự phát triển của nhân vật thu hút người đọc.
Anime: “March Comes in Like a Lion” (3-gatsu no Lion): Câu chuyện về một thanh niên gặp khó khăn trong cuộc sống và đấu tranh với những khó khăn cá nhân. Mở đầu không có sự kiện lớn, nhưng dần dần người xem được dẫn dắt qua cảm xúc của nhân vật.
- Mở đầu lạnh + Tả cảnh quá nhiều là công thức dễ gây chán đầu tiên cần nhắc đến.
Một ví dụ điển hình về mở đầu lạnh và tả cảnh quá nhiều có thể như sau:
“Buổi sáng mùa thu, những chiếc lá vàng rơi nhẹ nhàng trên con đường nhỏ. Gió thổi nhẹ, mang theo hơi se lạnh của không khí. Mặt trời vừa ló dạng sau những đám mây trắng bồng bềnh, tỏa ánh sáng dịu nhẹ xuống thành phố đang dần thức giấc.”
Đoạn mở đầu này, dù có thể được viết đẹp, lại thiếu đi yếu tố thu hút và kích thích tò mò của độc giả. Nó không tạo ra bất kỳ câu hỏi hay xung đột nào để khiến người đọc muốn tiếp tục.
Độc giả ngày nay, với ảnh hưởng của internet với các video ngắn và thông tin nhanh như tiktok đã không còn kiên nhẫn như ngày xưa nữa. Đọc ba câu không thấy thú vị nhất quyết không đọc đến câu thứ bốn. Vì vậy ngay cả với những câu chuyện nhẹ nhàng chúng vẫn phải có mở đầu lôi cuốn, kịch tính, thú vị.
Đó là lý do mà hầu hết các tác phẩm ngày nay đều chọn cách mở đầu nóng. Tuy nhiên không ít những thất bại mang tên: “Mở đầu nóng nhưng lại chẳng gây được ấn tượng”
- Mở đầu nóng nhưng lại chẳng gây được ấn tượng
Một ví dụ điển hình về mở đầu nóng nhưng không gây ấn tượng có thể như sau:
Đoạn đối thoại này, mặc dù có vẻ “nóng” với lời tỏ tình trực tiếp, lại không tạo ra bất kỳ xung đột hay câu hỏi nào trong tâm trí độc giả. Nó kết thúc quá nhanh và quá dễ dàng, không để lại không gian cho sự phát triển của câu chuyện.
“Linh ơi, tớ thích cậu, làm bạn gái tớ nhé”
“Tớ cũng thế” Linh thẹn thùng trước lời thổ lộ của cậu bạn nối khố.
Thế này thì còn chuyện gì để kể tiếp nữa đây? Những chuyện có thể xảy ra giữa hai người này thì tưởng tượng cũng ra một đống. Không cần phải đọc tiếp nữa.
Một ví dụ khác về mở đầu không hiệu quả là khi tác giả cố gắng tạo ra một tình huống kịch tính nhưng lại thiếu sự hợp lý hoặc không phù hợp với bối cảnh câu chuyện. Ví dụ:
“Tiếng súng nổ vang, máu bắn tung tóe khắp nơi. Đó là cách mà buổi họp lớp của chúng tôi bắt đầu.”
Mặc dù câu mở đầu này có vẻ gây sốc và thu hút sự chú ý, nhưng nó có thể khiến độc giả cảm thấy bị lừa dối nếu phần còn lại của câu chuyện không liên quan đến bạo lực hoặc tội phạm. - Quá nhiều thông tin nền tảng
Ví dụ: “Anna sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh, cô có tuổi thơ không mấy dễ dàng khi bố mẹ cô ly hôn từ khi cô còn nhỏ…”
Lý do: Mở đầu bằng thông tin nền tảng về nhân vật sẽ khiến độc giả cảm thấy bị choáng ngợp hoặc mất kiên nhẫn nếu nội dung chưa đi vào cao trào hoặc xung đột. - Độc thoại nội tâm lan man
Ví dụ: “Tôi không biết mình nên bắt đầu từ đâu. Cuộc sống thật sự là một mớ hỗn độn. Đôi lúc tôi nghĩ về những điều đã xảy ra trong quá khứ, và rồi lại thấy mình đắm chìm trong suy nghĩ về tương lai…”
Lý do: Độc thoại nội tâm có thể là cách để hiểu nhân vật, nhưng nếu mở đầu bằng một dòng suy nghĩ dài dòng, độc giả có thể cảm thấy bối rối hoặc chưa có lý do để quan tâm đến nhân vật.
- Sử dụng quá nhiều từ ngữ chuyên nghành, hoa mỹ
Khi tác giả sử dụng quá nhiều chi tiết kỹ thuật hoặc thuật ngữ chuyên ngành mà không giải thích rõ ràng, điều này có thể khiến độc giả cảm thấy bị choáng ngợp hoặc bị loại khỏi câu chuyện ngay từ đầu. Thay vào đó, một mở đầu tốt nên cân bằng giữa việc cung cấp thông tin cần thiết và duy trì sự hấp dẫn đối với độc giả phổ thông.
Mở đầu viết lúc nào cũng được
Thực tế dù nói là mở đầu nhưng không nhất thiết cần phải viết đầu tiên, ngược lại mở đầu viết cuối cùng khi câu chuyện đã thành hình hài cụ thể mới là hợp lý nhất.
Viết tiểu thuyết là hành trình càng viết càng nảy ra nhiều ý tưởng mới mẻ và thú vị. Đến cuối cùng mọi thứ có thể đi theo hướng khác với hình dung ban đầu rất nhiều. Vì vậy viết phần mở đầu sau khi đã hoàn thành bản thảo đầu tiên, sau khi đã hiểu rõ hơn về cốt truyện và các nhân vật, từ đó có thể viết một phần mở đầu hấp dẫn và phù hợp hơn với toàn bộ câu chuyện là cách mà Mít Ướt thường sử dụng.
Ngoài ra nếu bạn là người thích viết từ đầu đến cuối theo trình tự, việc viết phần mở đầu ngay từ đầu sẽ giúp bạn tạo định hướng và thiết lập bầu không khí cho toàn bộ câu chuyện. Lúc này, bạn chỉ cần tạo ra một bản nháp mà không cần quá cầu toàn, vì bạn có thể quay lại chỉnh sửa bất cứ khi nào.
Bạn yêu thích bài viết này chứ? Nếu bạn thấy nội dung hữu ích, hãy chia sẻ liên kết với bạn bè thay vì sao chép nhé. Tôn trọng công sức của tác giả là cách giúp chúng mình có thêm động lực tiếp tục sáng tạo và cung cấp những nội dung chất lượng hơn nữa! Cảm ơn các bạn rất nhiều ❤️"