Có bao giờ bạn cầm một cuốn tiểu thuyết lên, đọc vài dòng đầu tiên và cảm thấy bị hút vào một thế giới hoàn toàn khác? Những dòng mở đầu ấy giống như cánh cửa, nếu đủ hấp dẫn, sẽ kéo người đọc đi qua để bước vào hành trình kỳ diệu bên trong. Nhưng điều gì khiến một mở đầu trở nên cuốn hút đến vậy? Làm thế nào để chọn được kiểu mở đầu phù hợp cho câu chuyện của bạn? Hãy cùng khám phá những motif mở đầu tiểu thuyết và cách chúng biến giấc mơ viết lách của bạn thành hiện thực!
Các motip mở đầu cực chất
1. Mở đầu bí ẩn (Mystery Opening)
Quăng ngay một chi tiết khó hiểu để người đọc tự hỏi “Ủa gì vậy?” Độc chiêu này hợp mấy bạn viết thể loại trinh thám, kinh dị nha.
Ví dụ: “Căn phòng không có cửa. Tôi thậm chí còn không nhớ mình đã vào đây bằng cách nào.”
👉 Đọc xong là muốn “hóng” câu trả lời tới luôn.
2. Mở đầu kiểu tương lai/ hồi kết (Flashforward Opening)
Lộ luôn một đoạn của tương lai hoặc kết cục để tạo suspense. Độc giả kiểu “Ủa, làm sao mà tới mức này được?”. Đây là kiểu mở đầu khá phổ biến và được ưa chuộng, và có độ hấp dẫn nhất định, nhất là khi câu chuyện có biến chuyển khác xa so với ban đầu. Ví dụ như motip từ bạn thành thù, từ thiện thành ác, thành công đến thất bại. Tác phẩm thành công với thể loại này như: attac on titan.
Ví dụ: “Ba tháng sau, khi đứng giữa căn phòng cháy rụi, tôi mới nhận ra mọi thứ bắt đầu từ tin nhắn đó.”
👉 Cảm giác như bị “spoil” nhưng vẫn cuốn.
3. Mở đầu kiểu quá khứ (Flashback Opening)
Đưa người đọc quay ngược về một sự kiện trong quá khứ, thứ sẽ ảnh hưởng lớn đến cốt truyện.
Ví dụ: “Hai mươi năm trước, người đàn ông đó đã bước vào làng tôi và không ai trong chúng tôi sống yên bình từ đó.” 👉 Thả hint sương sương, rồi mới quay về hiện tại kể tiếp.
4. Mở đầu trích dẫn (Quotation Opening)
Lấy một câu nói, câu thơ, hoặc câu danh ngôn để làm tiền đề mở màn. Này hợp với truyện mang màu sắc triết lý, tâm lý hoặc lãng mạn.
Ví dụ: “Người ta nói rằng, tình yêu là câu chuyện của những trái tim mù lòa. Nhưng tôi nghĩ, tình yêu là một con dao hai lưỡi.” 👉 Đọc xong là kiểu “Ui, nghe deep thế, đọc thử xem nào.”
5. Mở đầu hài hước (Humorous Opening)
Độc giả Gen Z nghe cái là “ồ dề” vì thấy dễ thương, gần gũi. Phù hợp với truyện vui vẻ, hoặc nhân vật chính có khiếu hài hước.
Ví dụ: “Tôi luôn tin rằng mình sinh ra để làm người bình thường. Cho đến khi tôi bị gọi vào phòng hiệu trưởng vì làm rơi sổ đầu bài lên đầu crush.” 👉 Đọc mà không bật cười thì bạn có tâm sự hả?
6. Mở đầu đặt câu hỏi (Question Opening)
Quăng một câu hỏi sâu sắc, hoặc kiểu “khiêu khích” người đọc trả lời.
Ví dụ: “Bạn có bao giờ tự hỏi, liệu chúng ta là người kiểm soát cuộc đời mình, hay chỉ là quân cờ trong tay một ai khác?” 👉 Nghe ngầu dữ dội, cảm giác phải đọc tiếp để tìm câu trả lời.
7. Mở đầu nội tâm (Inner Monologue Opening)
Lời độc thoại của nhân vật chính, đưa người đọc vào luôn dòng suy nghĩ.
Ví dụ: “Tôi không nghĩ cuộc đời mình sẽ thay đổi chỉ vì một cái bánh mì. Nhưng sự thật là, thay đổi bắt đầu từ đó.” 👉 Đọc thấy relatable thì đọc tiếp không dừng được luôn.
8. Mở đầu nhân vật phụ (Peripheral Character Opening)
Thay vì bắt đầu từ nhân vật chính, kể qua góc nhìn của nhân vật phụ để thêm bí ẩn hoặc thú vị.
Ví dụ: “Bà cụ sống cạnh nhà tôi bảo, những người như hắn không bao giờ chết trong yên bình.”
👉 Ai cũng sẽ tò mò: “Ủa, hắn là ai vậy?”
Cách chọn mở đầu chuẩn chỉnh
1. Dựa trên MỤC ĐÍCH cảm xúc
Bạn chia theo cái cảm giác muốn tạo cho độc giả:
- Tò mò và căng thẳng:
-
- Mở đầu nóng (Hot Opening)
-
- Mở đầu bí ẩn (Mystery Opening)
-
- Mở đầu kiểu tương lai/ hồi kết (Flashforward Opening)
- Thư giãn và thả chill
-
- Mở đầu lạnh (Cold Opening)
-
- Mở đầu nội tâm (Inner Monologue Opening)
-
- Mở đầu trích dẫn (Quotation Opening)
-
- Giải trí và hài hước
-
- Mở đầu hài hước (Humorous Opening)
2. Dựa trên KỸ THUẬT viết
Chia theo cái cách bạn triển khai đoạn mở đầu:
- Tập trung vào hành động hoặc sự kiện
-
- Mở đầu nóng (Hot Opening)
-
- Mở đầu kiểu tương lai/ hồi kết (Flashforward Opening)
-
- Mở đầu kiểu quá khứ (Flashback Opening)
- Xây dựng bối cảnh hoặc nhân vật
-
- Mở đầu lạnh (Cold Opening)
-
- Mở đầu nội tâm (Inner Monologue Opening)
-
- Mở đầu nhân vật phụ (Peripheral Character Opening)
- Tạo câu hỏi hoặc suy nghĩ
-
- Mở đầu bí ẩn (Mystery Opening)
-
- Mở đầu đặt câu hỏi (Question Opening)
-
- Mở đầu trích dẫn (Quotation Opening)
3. Dựa trên TỐC ĐỘ câu chuyện
Chia theo nhịp độ mở đầu:
- Nhanh và mạnh
-
- Mở đầu nóng (Hot Opening)
-
- Mở đầu kiểu tương lai/ hồi kết (Flashforward Opening)
- Chậm và sâu
-
- Mở đầu lạnh (Cold Opening)
-
- Mở đầu nội tâm (Inner Monologue Opening)
-
- Mở đầu trích dẫn (Quotation Opening)
- Vừa phải, có nhịp điệu trung tính
-
- Mở đầu hài hước (Humorous Opening)
-
- Mở đầu nhân vật phụ (Peripheral Character Opening)
4. Dựa trên PHÂN LOẠI truyện
- Truyện hành động, bí ẩn, kinh dị
-
- Mở đầu nóng
-
- Mở đầu bí ẩn
-
- Mở đầu kiểu tương lai/ hồi kết
- Truyện lãng mạn, slice of life
-
- Mở đầu lạnh
-
- Mở đầu trích dẫn
-
- Mở đầu nội tâm
- Truyện hài hước hoặc nhẹ nhàng
-
- Mở đầu hài hước
-
- Mở đầu trung tính
Mở đầu tiểu thuyết không chỉ là vài câu chữ ngẫu nhiên, mà là bệ phóng cho cả câu chuyện của bạn. Dù bạn chọn cách mở đầu đầy bí ẩn, cảm xúc hay hành động nghẹt thở, hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất là làm người đọc tò mò và muốn lật tiếp trang sau. Hãy thử nghiệm, sáng tạo và quan sát phản hồi từ độc giả của bạn. Biết đâu, chỉ nhờ một khởi đầu xuất sắc, bạn sẽ tạo ra cuốn tiểu thuyết mà cả thế hệ bạn trẻ mong chờ được đọc. Vậy còn chần chừ gì nữa, bắt tay vào viết thôi nào!
Bạn yêu thích bài viết này chứ? Nếu bạn thấy nội dung hữu ích, hãy chia sẻ liên kết với bạn bè thay vì sao chép nhé. Tôn trọng công sức của tác giả là cách giúp chúng mình có thêm động lực tiếp tục sáng tạo và cung cấp những nội dung chất lượng hơn nữa! Cảm ơn các bạn rất nhiều ❤️"