Sau hai phần lý thuyết ở lần trước, mình thấy cấp thiết cần chia sẻ ngay một ví dụ thực tế. Vì mình biết với người mới bắt đầu dù có biết được phương pháp thì việc nắm bắt và thực hành được nó cũng không phải dễ dàng. Mình cũng chia sẻ luôn Template mình dùng trong bài này nhé.
Chúng ta sẽ tiếp tục với ví dụ ở phần trước, đó là: Viết phân cảnh Oanh gặp lại người bạn thân từ nhỏ Hân sau khi biết cô phản bội mình.
Bối cảnh chung của câu chuyện là Oanh và Hân là bạn thân lớn lên cùng nhau ở một vùng quê bắc bộ. Cùng nhau lên thành phố lớn học đại học và thực hiện ước mơ hoài bão.
1. Mục đích của phân cảnh
Xây dựng mâu thuẫn: Phân cảnh này làm nổi bật xung đột cảm xúc giữa Oanh và Hân, hé lộ sự phản bội và nỗi đau từ một tình bạn tan vỡ.
Tạo bước ngoặt: Đây có thể là một phân cảnh quan trọng, đánh dấu sự thay đổi trong mối quan hệ cũng như những chuyển biến của hai nhân vật chính và đẩy câu chuyện lên cao trào.
Gợi mở bí ẩn: Hé lộ những tình tiết bí ẩn, hấp dẫn tò mò.
Xây dựng bối cảnh
Địa điểm: Gặp nhau trên một cây cầu cũ kỹ.
Thời gian: Buổi chiều tà một ngày tháng 10.
Bây giờ các bạn sẽ tự hỏi, dựa vào đâu mà mình chọn bối cảnh như vậy? Chúng ta cùng nhau phân tích kỹ hơn:
2.1 Địa điểm
Trước khi xây dựng bối cảnh cho việc đầu tiên mình làm đó là xác định ba từ khóa chính về chủ đề của phân cảnh. Như ở đây là: Bạn thân, phản bội, tan vỡ.
Từ các từ khóa này mình sẽ đặt ra các câu hỏi như sau:
- Địa điểm nào gắn liền với sự phản bội, chia ly, tan vỡ, dằn vặt, tội lỗi, đe dọa.
- Nếu là mình, mình muốn gặp lại đứa bạn thân phản bội mình ở đâu để khiến nó phải dằn vặt tội lỗi?
Bạn nghĩ ra chưa? Mít ướt có một vài ý tưởng sau đây:
- Địa điểm mang tính ẩn dụ.
Ví dụ: Cây cầu cũ kỹ. Có thể là địa điểm quan trọng trong câu chuyện gắn với kỷ niệm nào đó. Quan trọng là hình ảnh “Cây cầu ” không đơn giản là một địa điểm vật lý mà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sự kết nối, nên khi chọn một cây cầu cũ kỹ, có dấu hiệu xuống cấp, nó trở thành biểu tượng cho mối quan hệ rạn nứt, đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. - Địa điểm mang lại không khí hợp với chủ đề.
Ví dụ: Hành lang/ cầu thang vắng vẻ. Không gian hẹp và kín của hành lang/ cầu thang thường mang lại cảm giác áp lực, ngột ngạt, phù hợp với những cuộc đối đầu căng thẳng hoặc giằng xé nội tâm. - Địa điểm có ý nghĩa đặc biệt với hai nhân vật:
Nơi chất chứa nhiều kỷ niệm tươi đẹp của cả hai trong quá khứ như trường học cũ.
Địa điểm đánh dấu hứa hẹn về tương lai tươi đẹp của cả hai như Tòa nhà cao tầng có thể nhìn ngắm thành phố xa hoa sầm uất – Nơi cả hai lần đầu tiên đặt chân đến thành phố lớn. Cùng nhau hẹn ước một ngày sẽ làm chủ nơi này, vậy mà đứa bạn lại phản bội. Tòa nhà cao tầng cũng tạo cảm giác nguy hiểm, hồi hộp, căng thẳng.
- Địa điểm mang tính biểu tượng. Ở đây là biểu tượng cho sự tan vỡ, phản bội như Bãi biển, vách đá, sông hồ: Biển/ hồ rộng lớn mang lại cảm giác cô đơn, nhỏ bé, như thể bị vạn vật nhấn chìm bởi cảm xúc. Vách đá giống như tòa nhà cao tầng tượng trưng cho sự nguy hiểm và quyết định cứng rắn hay đe dọa. Đồng thời những nơi như thế này cũng tiện ném những kỷ vật/ tín vật quan trọng, coi như chấm dứt mối quan hệ.
2.2 THỜI GIAN
Một trong những lý do chọn thời gian sau địa điểm vì để đạt được mục đích của phân cảnh tùy vào địa điểm mà chúng ta có thể chọn thời gian khác nhau. Ví dụ như địa điểm là tòa nhà cao tầng thì buổi tối với màn đêm sâu thẳm và những ánh đèn rực rỡ của thành phố dưới chân sẽ hợp hơn là bay ngày. Còn với vách đá thì đã đủ nguy hiểm rồi nên ban ngày sẽ hợp hơn. Thử hỏi hẹn đứa phản bội mình đến vách đá lại còn vào buổi đêm nữa thì nếu là bạn, bạn có đến không?
Với những địa điểm trung tính như cây cầu, hành lang, trường học thì chúng ta cần một thời điểm mang tính biểu tượng hơn để bù đắp cho phần thiếu kịch tính ấy của chúng.
Đầu tiên kể đến như mùa màng, trong bốn mùa có lẽ mùa Thu là phù hợp nhất. Đây là mùa mang hơi thở hoài niệm, buồn man mác lại gắn với mùa khai trường. Có thể khiến hai nhân vật vừa hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp đẽ suốt thời gian cắp sách đến trường cùng nhau, vừa cảm nhận cái lạnh của không khí cũng như cái lạnh của lòng người làm nổi bật lên những mâu thuẫn.
Tiếp theo mình có thể chọn tháng cụ thể. Bạn có biết mỗi tháng trong năm có một đặc điểm riêng không? Có thể là theo quan niệm truyền thống hoặc theo cung hoàng đạo, một cách mơ hồ nào đó mà chúng ta thường có những ấn tượng nhất định về từng tháng trong năm. Như thể chúng cũng mang một tính cách vậy.
Cụ thể:
- Tháng Chín: Mùa thu chính thức đến, tháng của khai giảng, của mùa lúa chín và trung thu. Gợi sự sung túc, một mở đầu mới, náo nhiệt vui vẻ.
- Tháng Mười : Vào thu, có gió heo may se lạnh. Tháng này gắn liền với sự chuẩn bị cho mùa đông, mùa màng thu hoạch. Gắn liền với sự hoài niệm, sự thay đổi/ chuyển đổi (theo hướng khó khăn)
- Tháng Mười Một: Giai đoạn đầu đông, thời tiết chuyển lạnh, mùa gắn liền với sự bình yên, sum họp.
Có thể thấy tháng mười là hợp với tính chất của bối cảnh nhất.
Sau cùng là chọn thời điểm trong ngày. Như mình đã nói phần trên vì đã chọn địa điểm là một cây cầu cũ là một địa điểm trung tính, vậy nên cần phải chọn thời gian mang tính biểu tượng. Không chỉ đơn giản là ngày đêm hay sáng tối, có những thời điểm đặc biệt như: bình minh, chạng vạng, trăng tròn, trăng non, tan tầm…vv Và mỗi thời điểm ấy lại mang một ý nghĩa khác nhau. Với kịch bản phân cảnh này “Hoàng hôn” có lẽ là thời điểm phù hợp nhất. Đó là khoảnh khắc tượng trưng cho sự kết thúc, chuyển đổi, mở ra một giai đoạn mới.
- Hoàn thiện
Sau khi đã xác định được thời gian địa điểm rồi chúng ta có thể viết lại mô tả phân cảnh như sau: “Một buổi hoàng hôn tháng 10, nhân vật chính (Oanh) đối mặt với người bạn thân đã phản bội mình (Hân) trên một cây cầu cũ – nơi chứa đựng những kỷ niệm đẹp của hai người từ thời thơ ấu”.
What, When, Where, Why, How mình đã trả lời được 3 rồi, giờ thì còn What và How, hai người họ sẽ làm gì, làm như thế nào đây chính là phần mà chúng ta quyết định.
Mình thử viết xem sao nhé.
Dàn ý :
Oanh đến gặp Hân. Tâm trạng của Hân hoang mang và tội nỗi (thể hiện hành động, cử chỉ)
Oanh tỏ ra thất vọng và bất ngờ về quyết định của bạn, lời nói/ hành động dằn vặt cô.
Hân nói rằng cô không còn cách nào khác. Không hề muốn làm điều đó.
Oanh trở mặt nói rằng việc làm của Hân đã giúp cô có thể đạt được mục đích nhanh hơn. Hành động hé lộ mục đích đó.
….
Thêm địa điểm:
Oạnh chậm rãi bước lên cây cầu cũ kỹ. Hân đã đứng đó, tay đan vào nhau. Ánh mắt trốn tránh khi Oanh tới gần.
….
Thêm yếu tố thời gian không gian:
….
Thêm màu sắc: Ánh hoàng hôn đỏ. Để tăng phần sống động hãy tác động đến ít nhất hai trong năm giác quan: Thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác, thính giác của độc giả. Tô thêm màu sắc, cho thêm mùi hương, âm thanh hay gia vị là một cách làm
Thêm hình ảnh ẩn dụ.
Các bạn thấy thế nào.
Bây giờ hãy nhớ lại công thức viết một phân cảnh thú vị mình đã nhắc ở bài trước. Lôi léo -> Miêu tả.
Mở đầu: Một hành động, câu thoại gây sốc lôi kéo sự chú ý của độc giả
Thân: Kể, miêu tả.
Kết: Hé mở diễn biến tiếp theo khơi dậy sự tò mò của độc giả.
Sửa lại ta được:
- Cái cầu này có sập tớ cũng không dám tin là cậu lại làm như thế đấy.
Oanh cất giọng chậm rãi bước lên cây cầu cũ kỹ. Dưới ánh hoàng hôn đỏ rực, Hân đứng đó, tay mân mê chiếc lá bàng rụng. Ánh mắt trốn tránh khi Oanh tới gần.
- Tớ đã tin cậu. – Oanh tiếp tục, từng chữ như lưỡi rao cứa vào không khí. – Cứ tưởng rằng cậu là đồng minh duy nhất trong cuộc chiến này cơ chứ.
- Tớ không còn lựa chọn nào khác. – Hân cuối cùng cũng lên tiếng, đánh rơi chiếc lá trên tay xuống dòng xông tĩnh lặng.
….
Tô điểm thêm màu sắc
Bạn yêu thích bài viết này chứ? Nếu bạn thấy nội dung hữu ích, hãy chia sẻ liên kết với bạn bè thay vì sao chép nhé. Tôn trọng công sức của tác giả là cách giúp chúng mình có thêm động lực tiếp tục sáng tạo và cung cấp những nội dung chất lượng hơn nữa! Cảm ơn các bạn rất nhiều ❤️"